Hành vi tự sát
Hành vi tự sát bao gồm tự sát hoàn thành và toan tự sát. Suy nghĩ về, xem xét, hoặc lên kế hoạch tự sát được gọi là tư tưởng tự sát.
Hành vi tự sát bao gồm tự sát hoàn thành và toan tự sát. Suy nghĩ về, xem xét, hoặc lên kế hoạch tự sát được gọi là tư tưởng tự sát.
- Tự sát hoàn thành: Một hành động tự sát dẫn đến cái chết.
- Toan tự sát: Là hành động không gây chết, có tính tự chỉ đạo, có khả năng gây nguy hiểm, nhằm ý định muốn chết nhưng có thể hoặc không gây ra thương tích
- Tự gây tổn thương không tự sát (NSSI): Một hành vi tự gây ra của bản thân nhằm đem lại sự đau đớn hoặc tổn thương bề mặt nhưng không nhằm mục đích muốn chết
- DỊCH TỄ HỌC
Số liệu thống kê về hành vi tự sát chủ yếu dựa vào giấy chứng tử, báo cáo điều tra và đánh giá thấp tỷ lệ thực tế. Để cung cấp thêm thông tin đáng tin cậy, CDC thành lập Hệ thống Báo cáo Tử vong Bạo lực Quốc gia (NVDRS); đây là một hệ thống dựa trên dự liệu ở các bang nhằm thu thập các dữ kiện về từng sự cố bạo lực từ nhiều nguồn khác nhau để cung cấp sự hiểu biết rõ ràng hơn về nguyên nhân gây ra cái chết bạo lực (giết người và tự sát). NVDRS hiện đang được áp dụng tại 40 tiểu bang.
Ở Mỹ, tự sát là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, với tỷ lệ tử vong là 13,8/100.000 và gần 41.000 vụ tự tử hoàn thành vào năm 2015. Ở Mỹ, 121 người tử vong do tự sát mỗi ngày. Như một nguyên nhân gây tử vong, tự sát được xếp hạng như sau:
- Thứ 2 trong số những người từ 15 đến 34 tuổi
- Thứ 3 trong số những người từ 10 đến 14 tuổi
- Thứ 4 trong số những người từ 35 đến 44 tuổi
Nhóm tuổi có tỷ lệ tự sát cao nhất hiện nay là người từ 45 đến 64 tuổi, kết quả từ sự gia tăng đáng kể dân số gần đây. Tại sao tỷ lệ này lại tăng lên vẫn chưa được biết rõ; tuy nhiên, những điều sau đây có thể có góp phần:
- Nhiều năm trước đó, khi ở độ tuổi thiếu niên, nhóm này có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với các nhóm người cao tuổi, và các nhà nghiên cứu dự đoán tỷ lệ tự sát sẽ tăng lên khi họ già đi.
- Tỷ lệ này bao gồm sự gia tăng số lượng tự sát trong quân đội và cựu chiến binh (20% số vụ tự sát nằm trong nhóm đó).
- Tỷ lệ này có thể phản ánh sự tăng việc lạm dụng thuốc kê toa và không kê toa và phản ứng đối với nền kinh tế nghèo nàn.
Tỷ lệ tự sát cao thứ hai trong số những người ≥ 85 tuổi.
Vào những năm 1990 , tỷ lệ tự sát ở thanh thiếu niên giảm sau hơn một thập kỷ tăng đều đặn, sau đó lại bắt đầu tăng đều đặn.
Ở tất cả các nhóm tuổi, số ca tử vong ở nam giới cao hơn so với số ca tử vong ở nữ giới từ 3,5 đến 1. Lý do là không rõ ràng, nhưng có thể giải thích bao gồm
- Nam giới dường như ít tìm kiếm sự giúp đỡ khi họ đang đau khổ.
- Nam giới có tỷ lệ lạm dụng rượu và lạm dụng thuốc cao hơn, dẫn đến xu hướng tự sát.
- Nam giới hiếu chiến hơn và sử dụng các phương thức có thể gây chết người cao hơn khi cố gắng tự sát.
- Số vụ tự sát ở nam giới bao gồm các vụ tự sát ở quân đội và cựu chiến binh là những nơi có tỷ lệ nam giới cao hơn phụ nữ.
Vào năm 2015, đàn ông da trắng chiếm 7 trong mỗi 10 vụ tự sát.
Vào năm 2015, có hơn 1,1 triệu người đã thực hiện hành vi toan tự sát. Khoảng 25 lần cố gắng được thực hiện cho mỗi cái chết xảy ra do tự sát. Nhiều người đã thực hiện tự sát nhiều lần. Chỉ có 5 đến 10% số người thực hiện một lần cố gắng tự sát kết thúc bằng cái chết; tuy nhiên ở người cao tuổi, cứ mỗi 4 lần cố gắng tự sát lại kết thúc bằng cái chết. Phụ nữ tự sát gấp 2 đến 3 lần so với đàn ông; trong số các cô gái tuổi từ 15 đến 19, có thể có 100 lần cố gắng khi so với 1 lần cố gắng trong số các câu bé cùng độ tuổi.
Một lá thư tuyệt mệnh được để lại khoảng 1 trong 6 người tự sát hoàn thành. Nội dung có thể cho biết lý do tự sát (bao gồm một rối loạn tâm thần).
Tự sát do bắt chước hoặc bị tiêm nhiễm chiếm khoảng 10% số vụ tự sát. Các vụ tự sát nhóm là rất hiếm, cũng như giết người/tự sát. Hiếm khi, người ta thực hiện hành động (ví dụ như vũ trang một vũ khí) buộc các cơ quan thực thi pháp luật phải giết họ - được gọi là tự sát bởi cảnh sát.
- NGUYÊN NHÂN
Các hành vi tự sát thường là kết quả của sự tương tác của một số yếu tố.
Các yếu tố nguy cơ chính có thể điều chỉnh được trong tự sát là
- Trầm cảm
Thời gian kéo dài một giai đoạn trầm cảm là yếu tố tiên đoán mạnh mẽ nhất về tự sát. Ngoài ra, tự sát có vẻ phổ biến hơn khi lo âu trầm trọng là một phần của trầm cảm điển hình hoặc trầm cảm lưỡng cực. Nguy cơ về suy nghĩ và nỗ lực tự sát có thể tăng ở các nhóm tuổi trẻ sau khi bắt đầu điều trị trầm cảm bằng thuốc.
Các yếu tố nguy cơ khác của tự sát bao gồm:
- Hầu hết các rối loạn tâm thần nghiêm trọng khác
- Sử dụng rượu, lạm dụng ma túy và thuốc giảm đau theo toa
- Những lần tự sát trước đây
- Rối loạn thể chất nghiêm trọng, đặc biệt ở người cao tuổi
- Rối loạn nhân cách
- Xung động
- Thất nghiệp và suy thoái kinh tế
- Những trải nghiệm sang chấn thời thơ ấu
- Tiền sử gia đình về tự sát và/hoặc rối loạn tâm thần
Tử vong do tự sát phổ biến hơn trong số những người có rối loạn tâm thần khi so với nhóm chứng có cùng độ tuổi và giới tính.
Một số người có tâm thần phân liệt chết vì tự sát, đôi khi vì trầm cảm, mà những người này dễ bị tổn thương. Phương thức tự sát có thể là kỳ quái và bạo lực. Toan tự sát trong số những người này là phổ biến hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây.
Rượu và các lạm dụng chất có thể làm tăng sự giải ức chế và xung động cũng như làm cảm xúc tồi tệ hơn - một sự kết hợp có khả năng gây tử vong. Khoảng 30% đến 40% số người chết do tự sát đã uống rượu trước khi cố gắng tự sát, và khoảng một nửa trong số đó đã bị say rượu vào thời điểm đó. Những người đàn ông và phụ nữ trẻ bốc đồng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi rượu; trong đó, sự nhiễm độc ở mức độ vừa phải có thể dẫn đến việc sử dụng các phương thức tự sát dễ gây chết hơn (1). Tuy nhiên, những người có rối loạn sử dụng rượu có nhiều nguy cơ tự sát thậm chí khi họ không say rượu
Rối loạn thể chất nghiêm trọng, đặc biệt là những bệnh mãn tính và sự đau đớn, đóng góp khoảng 20% số vụ tự sát ở người cao tuổi.
Những người với rối loạn nhân cách có xu hướng tự sát, đặc biệt là những người chưa trưởng thành về cảm xúc với rối loạn nhân cách ranh giới hoặc rối loạn nhân cách chống đối xã hội bởi vì họ chịu đựng kém với sự thất vọng và phản ứng lại với căng thẳng một cách dữ dội, có tính bạo lực và gây hấn.
Một số yếu tố xã hội (ví dụ như vấn đề quan hệ tình dục với bạn tình, bắt nạt, bắt giữ gần đây, gặp rắc rối với luật pháp) dường như liên quan đến tự sát. Thông thường sau những sự kiện như vậy, tự sát là phương sách cuối cùng cho những người có những đau khổ này.
Những trải nghiệm căng thẳng thời thơ ấu, đặc biệt là những căng thẳng về lạm dụng tình dục hoặc thể chất hoặc bị tách rời khỏi cha mẹ, có liên quan đến những nỗ lực tự sát và có lẽ cả tự sát hoàn thành.
Tự sát có tính di truyền gia đình, do đó, một gia đình có tiền sử tự sát, toan tự sát hoặc các rối loạn tâm thần có liên quan đến tăng nguy cơ tự sát ở những người dễ bị tổn thương.
- PHƯƠNG THỨC
Lựa chọn phương thức tự sát được xác định bởi nhiều thứ, bao gồm các yếu tố văn hoá và tính sẵn có cũng như mức độ nghiêm túc của ý định. Một số phương thức (ví dụ, nhảy từ độ cao) khiến khả năng sống sót hầu như là không thể, trong khi những phương thức khác (ví dụ uống thuốc) có thể cứu sống được. Tuy nhiên, việc sử dụng một phương thức được chứng minh không gây tử vong không nhất thiết ngụ ý rằng ý định tự sát đó ít nghiêm trọng hơn.
Một phương thức kỳ quặc cho thấy một chứng loạn thần tiềm ẩn.
Đối với toan tự sát, uống thuốc là phương thức phổ biến nhất được sử dụng. Các phương thức bạo lực, chẳng hạn như bắn và treo cổ, không phổ biến trong số các vụ toan tự sát.
Gần 50% tự sát hoàn thành ở Hoa Kỳ liên quan đến súng; nam giới sử dụng phương thức này nhiều hơn phụ nữ. Phụ nữ sử dụng chất độc nhiều hơn nam giới. Các phương thức điển hình khác của tự sát bao gồm treo cổ, nhảy từ độ cao, đuối nước và cắt tay.
Một số phương thức, như lái xe trên một vách đá, có thể gây nguy hiểm cho người khác.
- QUẢN LÝ
Một bác sỹ chăm sóc sức khoẻ dự đoán khả năng tự sát ở bệnh nhân, trong hầu hết quyền hạn nào, được yêu cầu phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để can thiệp. Nếu không làm như vậy có thể dẫn đến hành vi hình sự và dân sự. Những bệnh nhân như vậy không nên bỏ mặc một mình cho đến khi họ được ở trong một môi trường an toàn. Họ nên được chuyển đến một môi trường an toàn (thường là cơ sở tâm thần) bởi các chuyên gia được đào tạo (ví dụ, xe cứu thương, cảnh sát).
Bất kỳ hành động tự sát nào, dù là cử chỉ hay cố gắng, đều phải được xem xét nghiêm túc. Những người bị tổn thương nghiêm trọng phải được đánh giá và điều trị các thương tích cơ thể.
Nếu sự quá liều của một loại thuốc có thể gây chết người được xác nhận, cần thực hiện ngay các bước để ngăn ngừa sự hấp thu và đẩy nhanh sự bài tiết, dùng các thuốc giải độc và điều trị hỗ trợ.
Đánh giá ban đầu có thể được thực hiện bởi bất kỳ bác sĩ chăm sóc sức khỏe nào được đào tạo về đánh giá và quản lý hành vi tự sát. Tuy nhiên, tất cả các bệnh nhân đều cần đánh giá về tâm thần ngay khi có thể. Một quyết định phải được đưa ra về việc liệu bệnh nhân có cần phải nhập viện hay không và liệu có cần thiết phải có cam kết hoặc sự kiềm chế không tự nguyện hay không? Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và một số rối loạn trầm cảm trầm trọng và một cuộc khủng hoảng chưa được giải quyết nên được đưa vào một đơn vị tâm thần. Những bệnh nhân có triệu chứng của một rối loạn y khoa lũ lẫn tiềm ẩn (như mê sảng, co giật, sốt) có thể cần phải được đưa vào một đơn vị y tế với các biện pháp phòng ngừa tự sát thích hợp.
Sau một nỗ lực tự sát, bệnh nhân có thể phủ nhận bất kỳ vấn đề nào bởi vì trầm cảm nặng dẫn đến hành động tự sát có thể được theo sau bởi sự tăng cảm xúc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nguy cơ về sau của sự tự sát hoàn thành vẫn cao trừ khi rối loạn của bệnh nhân được điều trị.
Đánh giá về tâm thần xác định một số vấn đề góp phần vào nỗ lực và giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị thích hợp. Đánh giá bao gồm những điều sau đây:
- Thiết lập mối quan hệ và lắng nghe tường trình của bệnh nhân
- Hiểu được nỗ lực tự sát, bối cảnh của hành động, các sự kiện xảy ra trước đó, và hoàn cảnh xảy ra
- Hỏi về các triệu chứng rối loạn tâm thần có liên quan đến tự sát
- Đánh giá đầy đủ trạng thái tinh thần của bệnh nhân, đặc biệt chú trọng vào việc xác định trầm cảm, lo âu, kích động, cơn hoảng sợ, mất ngủ trầm trọng, rối loạn tâm thần khác và lạm dụng rượu hoặc ma túy (nhiều vấn đề cần được điều trị đặc biệt ngoài việc can thiệp vào khủng hoảng)
- Hiểu sâu về các mối quan hệ cá nhân và gia đình, vốn thường phù hợp với sự cố gắng tự sát
- Phỏng vấn thành viên thân thiết trong gia đình và bạn bè
- Hỏi về sự có mặt của một khẩu súng trong nhà (ngoại trừ bang Florida, nơi điều tra đó bị cấm theo luật pháp)
- Lên kế hoạch an toàn để giúp bệnh nhân xác định các nguyên nhân của việc xây dựng kế hoạch tự sát và phát triển các kế hoạch để đối phó với các ý nghĩ tự sát khi chúng xảy ra.
- PHÒNG NGỪA
Phòng ngừa tự sát đòi hỏi phải xác định những đối tượng có nguy cơ cao và bắt đầu những can thiệp phù hợp.
Có sự đồng thuận rằng bệnh nhân nhập viện sau khi tự sát có nguy cơ tử vong cao nhất trong vài ngày đầu hoặc vài tuần sau khi xuất viện và nguy cơ vẫn còn cao trong vòng 6 đến 12 tháng đầu sau khi xuất viện. Sau đó, nguy cơ tự sát sẽ dao động nhưng luôn luôn cao hơn những người chưa bao giờ tự sát.
Lý do tăng nguy cơ tự sát bao gồm:
- Cảm xúc của bệnh nhân có thể mất nhiều thời gian để cải thiện.
- Bệnh nhân có thể không cảm thấy lạc quan khi dùng thuốc theo toa.
- Bệnh nhân có thể không cảm thấy đủ khỏe để đi đến các cuộc hẹn tiếp theo theo lịch trình.
- Một khi ở nhà, bệnh nhân cảm thấy rằng các vấn đề nguy cơ không được giải quyết.
Do đó, trước khi xuất viện, bệnh nhân và người trong gia đình hoặc bạn thân cần được tư vấn về nguy cơ tử vong do tự sát ngay lập tức, và nên hẹn ngày khám lại trong tuần đầu tiên sau khi xuất viện trước khi bệnh nhân rời bệnh viện. Ngoài ra, bệnh nhân và những thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cần được cho biết tên, liều lượng, và tần suất sử dụng thuốc của bệnh nhân.
Nếu có thể, trong những tuần đầu sau khi xuất viện, cần phải làm những điều sau:
- Không nên để bệnh nhân một mình.
- Phải theo dõi sự tuân thủ của bệnh nhân với chế độ dùng thuốc theo toa.
- Hàng ngày bệnh nhân nên được hỏi về trạng thái chung của tâm thần, cảm xúc, giấc ngủ, và năng lượng (ví dụ như thức dậy, mặc quần áo và tương tác với những người xung quanh).
Thành viên gia đình hoặc bạn bè của bệnh nhân nên đưa bệnh nhân đến các cuộc hẹn tiếp theo và nên thông báo cho bác sĩ chăm sóc sức khoẻ về sự tiến triển hoặc không tiến triển của bệnh nhân. Những can thiệp này cần được tiếp tục ≥ 2 tháng sau khi xuất viện.
Mặc dù một số toan tự sát hoặc tự sát hoàn thành là một bất ngờ và gây sốc, thậm chí đối với người thân và cộng sự, các dấu hiệu cảnh báo có thể rõ ràng đối với các thành viên gia đình, bạn bè, hoặc các bác sĩ chăm sóc sức khỏe. Cảnh báo thường rất rõ ràng, như khi bệnh nhân thực sự thảo luận về các kế hoạch hoặc đột nhiên viết hoặc thay đổi di chúc. Tuy nhiên, các cảnh báo có thể tinh tế hơn, như khi bệnh nhân đưa ra ý kiến về việc không có gì đáng sống hoặc chết sẽ tốt hơn.
Trung bình, bác sĩ chăm sóc chính gặp phải ≥ 6 người có khả năng tự sát trong thực hành mỗi năm. Khoảng 77% số người chết do tự sát đã được bác sĩ phát hiện trong vòng 1 năm trước khi tự sát, và khoảng 32% đã được chăm sóc bởi một bác sĩ chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong năm trước đó.
Vì những rối loạn về thể chất nghiêm trọng và đau đớn, lạm dụng chất và rối loạn tâm thần (đặc biệt là trầm cảm) thường là yếu tố nguy cơ của tự sát, nhận ra những yếu tố nguy cơ này và bắt đầu điều trị thích hợp là những đóng góp quan trọng mà bác sĩ có thể thực hiện để ngăn ngừa tự sát.
Mỗi bệnh nhân trầm cảm phải được đặt câu hỏi về những suy nghĩ tự sát. Sự sợ hãi rằng sự hỏi như thế có thể làm phát sinh ý tưởng về sự tự hủy hoại bản thân ở bệnh nhân là vô căn cứ. Việc hỏi như vậy giúp bác sĩ có được một hình ảnh rõ hơn về mức độ nặng của trầm cảm, khuyến khích thảo luận mang tính xây dựng, và chuyển tải nhận thức của bác sĩ về sự thất vọng sâu sắc và tuyệt vọng của bệnh nhân.
Thậm chí những bệnh nhân đe dọa tự sát sắp xảy ra (ví dụ những người gọi và tuyên bố rằng họ sẽ uống một liều có thể gây chết của một loại thuốc hoặc đe dọa nhảy từ độ cao xuống) có thể vẫn còn mong muốn được sống. Bác sĩ hoặc người khác mà họ kêu gọi giúp đỡ phải hỗ trợ mong muốn sống này.
Hỗ trợ cấp cứu tâm thần cho người tự sát bao gồm những điều sau đây:
- Thiết lập mối quan hệ và giao tiếp cởi mở với họ
- Hỏi về chăm sóc tâm thần hiện tại và trong quá khứ và các loại thuốc hiện đang được dùng
- Giúp giải quyết vấn đề gây ra sự khủng hoảng
- Cung cấp hỗ trợ có tính xây dựng đối với các vấn đề
- Bắt đầu điều trị rối loạn tâm thần cơ bản
- Chuyển họ đến một nơi thích hợp để chăm sóc theo dõi càng sớm càng tốt
- Cho xuất viện những bệnh nhân có nguy cơ thấp cùng với một người thân hoặc một người bạn tận tâm và hiểu biết
ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT
Sự kết hợp của thuốc chống trầm cảm và một số liệu pháp tâm lý ngắn hạn đã được chứng minh là lý tưởng điều trị trầm cảm.
Những người bị trầm cảm có nguy cơ cao tự sát và cần được theo dõi cẩn thận về hành vi và ý tưởng tự sát. Nguy cơ tự sát có thể sớm tăng lên trong khi điều trị trầm cảm, trong khi sự chậm chạp về tâm thần và sự thiếu quyết đoán đã được cải thiện nhưng cảm xúc chán nản chỉ được nâng lên một phần. Khi thuốc chống trầm cảm được bắt đầu sử dụng hoặc khi liều tăng lên, một vài bệnh nhân sẽ bị kích động, lo âu, và tăng trầm cảm, có thể làm tăng tình trạng tự sát.
Những cảnh báo sức khoẻ cộng đồng gần đây về mối liên quan giữa sử dụng thuốc chống trầm cảm (đặc biệt là paroxetin) và những ý nghĩ, cố gắng tự sát ở trẻ em, vị thành niên và người trưởng thành trẻ tuổi đã làm giảm đáng kể (> 30%) việc kê đơn thuốc chống trầm cảm cho những người này. Tuy nhiên, tỷ lệ tự sát của thanh niên tăng 14% trong cùng một giai đoạn. Do đó, bằng cách không khuyến khích điều trị trầm cảm bằng thuốc, những cảnh báo này có thể đã tạm thời dẫn đến tử vong do tự sát nhiều hơn, mà không phải là ít hơn. Những phát hiện này đều cho thấy phương pháp tốt nhất là khuyến khích điều trị, nhưng với sự cẩn thận thích hợp như
- Kê đơn thuốc chống trầm cảm với liều lượng không gây độc
- Các chuyến thăm thường xuyên hơn trong thời gian điều trị
- Đưa ra một cảnh báo rõ ràng cho bệnh nhân và cho các thành viên trong gia đình và những người quan trọng khác rằng các triệu chứng có thể xấu đi hoặc có thể có ý tưởng tự sát
- Hướng dẫn bệnh nhân, thành viên trong gia đình, và những người quan trọng khác gọi ngay bác sĩ kê đơn hoặc tìm kiếm sự chăm sóc gần đó nếu triệu chứng tồi tệ hơn hoặc có ý tưởng tự sát xuất hiện
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lithium, khi được dùng cùng với thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần kinh không điển hình, làm giảm số ca tử vong do tự sát ở bệnh nhân trầm cảm điển hình hoặc rối loạn lưỡng cực. Lithium, ngay cả ở liều lượng thấp, có hiệu quả cao như thuốc chống trầm cảm đối với rối loạn trầm cảm tái diễn. Ngoài ra, clozapin làm giảm nguy cơ tự sát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Liệu pháp sốc điện vẫn còn được sử dụng để điều trị trầm cảm nặng và trầm cảm tự sát.
- ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ SÁT
Bất kỳ hành động tự sát nào đều có ảnh hưởng rõ rệt lên cảm xúc đối với tất cả những người có liên quan. Bác sĩ, thành viên trong gia đình và bạn bè có thể cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, và hối tiếc vì không tự ngăn cản được sự tự sát, cũng như giận dữ đối với người quá cố hoặc những người khác. Bác sĩ có thể cung cấp sự trợ giúp có giá trị cho các thành viên trong gia đình và bạn bè của người đã chết trong việc đối phó với những cảm giác tội lỗi và sự đau buồn của họ
- TRỢ GIÚP CỦA BÁC SĨ VỀ CÁI CHẾT
Trợ giúp của bác sĩ về cái chết (trước đây là trợ giúp tự sát) đề cập đến sự trợ giúp của bác sĩ đối với những người muốn chấm dứt cuộc đời của họ. Đây là vấn đề gây tranh cãi và chỉ được hợp pháp ở 5 tiểu bang Hoa Kỳ (Oregon, Washington, Montana, Vermont, California) và tại Canada; tất cả các bang nơi hợp thức hóa sự trợ giúp của bác sĩ, có hướng dẫn cho bệnh nhân và bác sĩ tham gia, chẳng hạn như các yêu cầu về tiêu chuẩn và các yêu cầu báo cáo (ví dụ bệnh nhân phải có năng lực về tâm thần và mắc bệnh giai đoạn cuối mà tiên lượng sống sót < 6 tháng). Tự nguyện chết không đau đớn là hợp pháp ở Hà Lan, Bỉ, Columbia, và Luxembourg. Hỗ trợ tự sát là hợp pháp ở Thụy Sĩ, Đức, Nhật Bản, và Canada.
Sự tự sát được trợ giúp bởi bác sĩ (hoặc cái chết do trợ giúp) liên quan đến việc đưa ra các phương thức gây tử vong cho bệnh nhân được sử dụng vào thời điểm bệnh nhân tự lựa chọn. Trong tình trạng chết không đau đớn tự nguyện, bác sĩ đóng một vai trò tích cực trong việc thực hiện yêu cầu của bệnh nhân; điều đó thường liên quan đến việc tiêm IV một chất gây chết người.)
Mặc dù có rất ít sự sẵn có về trợ giúp cái chết của bác sĩ, những bệnh nhân có các tình trạng đau đớn, suy nhược và không điều trị được có thể bắt đầu thảo luận với bác sĩ.
Trợ giúp của bác sĩ về cái chết có thể gây ra những vấn đề đạo đức khó khăn cho các bác sĩ.